Đàn Hương Hình
Phan_33
- Ông huyện Cao Mật, vì Hoàng Thái Hậu, Hoàng thượng mà vất vả một chút, ông cùng ba ban nha dịch của ông luân phiên canh gác ở đây, trước mắt không trở về huyện nữa – Viên Thế Khải mỉm cười – Sau ngày thông xe, huyện Cao Mật trở thành mảnh đất béo bở đầu tiên của nhà Đại Thanh. Khi đó, nếu ông được thăng tiến, thì bổng lộc cũng đã đủ xài, chẳng đã có câu “Còi tàu vừa nổi, lấy cán chổi quét vàng” đó sao!… Nhân huynh, nói cho cùng, chính ta mới là người chăn dắt dân hộ nhân huynh!
Viên Thế Khải cười lớn, ta vội vã quỳ xuống, lời của ta xen lẫn tiếng rên của Tôn Bính:
- Đa tạ đại nhân vun đắp, ti chức xin hết lòng hết sức!
Viên Thế Khải cùng anh bạn nối khố người Đức Caclôt dắt tay nhau bước xuống đài. Đám lính của Viên và đám lính Tây xúm xít quanh cỗ kiệu khiêng tám và con ngựa tây cao to, tiền hô hậu ủng tiến về huyện nha. Pháp trường gió bụi mịt mù, tiếng vó ngựa nện côm cốp trên mặt đường lát đá. Huyện nha tạm thời trở thành phủ đệ của Viên và Caclôt, thư viện Thông Đức trở thành tàu ngựa và doanh trại của quân Đức. Chúng đi rồi, quần chúng từ phía rìa bãi bắt đầu nhích về phía đài hành hình. Ta đâm hoảng, lời Viên đại nhân hồi nãy khiến ta kinh hoàng. Ông ấy nói rằng: “Nếu như khi ấy ông chưa được thăng tiến…”. Thăng tiến ư, trong ta le lói chút hi vọng. Câu đó có nghĩa, ta vẫn còn là một viên quan có năng lực trong con mắt của Viên đại nhân, ông ấy không ghét bỏ ta. Soát lại, trong vụ Tôn Bính, ta rất được việc. Ta một mình vào tận sào huyệt, bắt sống Tôn Bính đem về, tránh được thương vong cho quan quân và lính Đức. Trong quá trình thi hành án đàn hương, ta luôn đứng mũi chịu sào, sớm hôm vất vả, dùng thời gian ngắn nhất, với chất lượng tốt nhất, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vật liệu cho hình phạt kinh hoàng cả thế giới, không một ai có thể làm tốt hơn ta. Có lẽ Viên đại nhân không đến nỗi thâm độc như người ta nghĩ, có lẽ ông là người trung hậu nhìn xa thấy rộng; trung quá hóa gian, trí quá hóa ngu, chấn hưng Đại Thanh, ông phải là trụ cột. Hừ, ta chỉ là một anh tri huyện, cứ theo lệnh trên mà làm, bổn phận của ta là làm tốt những công việc của một tri huyện, còn việc lớn của đất nước đã có Hoàng Thái Hậu, Hoàng thượng lo, loại tép riu như ta, hà tất lo bò trắng răng!
Chấm dứt được suy nghĩ vẩn vơ, ta bắt đầu xét đoán mọi việc, phân công ba ban chia nhau bảo vệ Tôn Bính trên giá chữ thập. Dân chúng từ bốn phương tám hướng ùa tới, gần như tất cả cư dân trong thành, ráng chiều nhuộm màu máu lên các khuôn mặt. Đàn quạ kiếm ăn trở về đậu trên một ngọn cây ở mạn đông của pháp trường. Bà con thôn dân ơi, về đi thôi, về nhà mà sống những ngày tủi nhục của các người, bản quan có lời khuyên: thà làm con cừu non cho người ta làm thịt, còn hơn là vùng dậy đấu tranh. Tôn Bính, người bị đóng đinh trên Thăng Thiên đài kia, vị tổ sư Miêu Xoang của các người, là tấm gương tầy liếp!
Nhưng dân chúng bỏ ngoài tai những lời cầu khẩn của ta. Như những con sóng dồn nhau trên bãi cát, họ rùng rùng tiến đến bao vây xung quanh Thăng Thiên đài. Các nha dịch của ta tuốt gươm khỏi vỏ như gặp kẻ địch. Đám thảo dân trầm lặng, nét mặt lạ lùng, khiến tim ta giật thót. Phía tây, mặt trời đỏ rực đã lặn. Phía đông, vầng ngọc thỏ đã lên. không khí trên pháp trường, trên Thăng Thiên đài và trên khuôn mặt mỗi người, là sự hòa trộn giữa nóng ấm của mặt trời và mát mẻ của trăng rằm.
Bà con giải tán đi, về nhà đi!…
Dân chúng vẫn trầm lặng.
Đột nhiên Tôn Bính cất tiếng hát. Miệng ông không kín hơi, và do tâm tình xúc động, tiếng hát của ông rè như tiếng đàn gió cũ, ở vị trí của ông, có thể nhìn bao quát tình hình xung quanh. Tính cách của ông là như vậy, trong tình huống như thế này, chỉ cần còn một hơi thở, là ông cất tiếng hát. Thậm chí có thể nói, ông chờ đợi những giây phút như thế này. Ta cũng chợt hiểu, đám dân chúng bao vây Thăng Thiên đài, không phải để cướp Tôn Bính, mà là muốn nghe ông hát. Nhìn kìa, tất cả những cái đầu đều ngẩng lên, những cái miệng đều hé mở, chỉ mê hát mới có thực sự có hình ảnh đó.
Rằm tháng Tám trăng trong ~ ~ ~ Đài cao lồng lộng gió đông.
Tôn Bính mở miệng là hát điệu Bi của Miêu Xoang. Vì chửi rủa nhiều, gào thét nhiều, giọng ông khản đi. Nhưng giọng khàn cùng với hình ảnh mờ ảo máu xương tơi tả khiến lời ca bi tráng thê thảm, chấn động tâm can. Ta phải thừa nhận rằng, vùng Cao Mật xa xôi hẻo lánh đã sản sinh ra một Tôn Bính thiên tài, một Tôn Bính anh hùng, không kém bất cứ nhân vật nào trong liệt truyện của các Thái Sử công. Ông sẽ lưu danh thiên cổ qua truyện kể, qua kịch bản Miêu Xoang. Nghe bọn tay chân của ta tâu lại, sau khi Tôn Bính bị bắt, vùng Đông Bắc Cao Mật xuất hiện một gánh hát Miêu Xoang do một số người tập hợp lại. Trong diễn xuất, họ kết hợp với những hoạt động mai táng, cúng bái những người chết trong loạn lạc, bao giờ cũng mở đầu bằng gào khóc và kết thúc cũng bằng gào khóc. Hơn nữa, trong kịch bản đã có nội dung Tôn Bính chống Đức.
Ta thân chịu cực hình ruột gan tan nát ~ ~ ~ ngóng quê nhà, lệ đẫm mắt!
Đám dân phía dưới có tiếng nức nở, trong đó xen lẫn tiếng “Mi-ao”, đủ thấy trong tình hình đau xót đến như thế, họ vẫn không quên hát đệm cho người lĩnh xướng!
Ngóng quê cha lửa cháy ngất trời ~ ~ ~ Ôi vợ tui, con tui? ~ ~ ~
Đám dân chúng hình như chợt nhớ tới chức trách của mình, không ai bảo ai, họ đồng thanh cất tiếng “Mi-ao”. Trong dàn âm thanh mi-ao ấy, vọt lên tiếng khóc lanh lảnh cao tận chín tầng mây:
Cha ơi ~ ~ ~ Cha của con!
Đó là tiếng kêu toát ra từ một tâm tình xúc động, nhưng rất ăn nhập với điệu “Bi” của Miêu Xoang, cùng với giọng khàn khàn của Tôn Bính trên đài, tiếng “Mi-ao” đệm phía dưới, cấu thành một cao trào nhỏ. Ta đau nhói như bị đánh một chưởng giữa ngực. Oan gia đã đến rồi! Tôn Mi Nương, người đàn bà thân thiết của ta, con gái Tôn Bính, đã đến rồi! Những ngày vừa qua ta lo thắt ruột, tất tả như là đánh ong, nhưng không lúc nào ta không nghĩ đến nàng, không hẳn chỉ vì nàng đang mang trong mình giọt máu của ta. Ta trông thấy Mi Nương rẽ đám đông, trườn lên như một con lệch vượt đàn cá quả đen mốc. Đám người rẽ ra cho nàng một lối đi lên đài cao. Ta thấy nàng tóc tai rũ rượi, quần áo xộc xệch, mặt mũi nhem nhuốc, không còn vẻ thướt tha yểu điệu thuở nào. đúng là Mi Nương, chỉ có Mi Nương mới dám xông lên đài vào lúc này. Ta đâm ra khó xử, không biết nên hay không nên cho nàng lên đài.
Ta ta ta điều thiên binh thiên tướng ~ ~ ~
Một cơn ho dữ dội tắc nghẹn lời ca, khoảng cách giữa hai cơn ho là những tiếng nấc cụt phát ra từ lồng ngực, y như tiếng nấc cụt của gà trống khi gáy. Mặt trời vừa lặn, bầu trời còn vương đôi chút ráng chiều đã ngã sang màu đỏ sẫm, ánh trăng mát lạnh, phủ lên khuôn mặt sưng phù của tbi sưng phù của Tôn Bính. Cái đầu to tướng của ông lắc liên tục, làm rung chuyển cả cái cột trói ông. Đột nhiên, một bụm máu đen sì vọt ra từ miệng ông, mùi tanh nồng lập tức lan theo chiều gió. Đầu ông từ từ gục xuống ngực.
Ta đâm hoảng, linh cảm có chuyện chẳng lành. Chẳng lẽ ông ta cứ vậy mà chết? Nếu ông chết, Viên Thế Khải sẽ nhảy như con choi choi, Caclôt sẽ nổi trận lôi đình. Tiền thưởng của cha con Triệu Giáp sẽ tan thành mây khói, con đường thăng quan tiến chức của ta sẽ như giấc mộng Hoàng lương! Ta thở dài, chợt nghĩ lại, thấy Tôn Bính chết cũng hay, mà chết mới hay, chết thì âm mưu của Caclôt sẽ tan thành mây khói, lễ thông xe của hắn sẽ chẳng có gì hấp dẫn. Tôn Bính, ông chết là phải, ông chết mới sướng, chết để bảo vệ khí tiết anh hùng, nêu một tấm gương soi chung muôn thuở. Nếu phải sống thêm bốn ngày nữa, ông sẽ đau đớn biết chừng nào! Tiền Đinh, trong giờ phút đất nước bại vong, triều đình lưu lạc, dân tình đói khổ, máu chảy thành sông này, nhà ngươi còn toan tính chuyện vinh thân phì gia thì thật là bỉ ổi, thật là ngu xuẩn. Tôn Bính, ông chết đi, ngàn vạn lần mong mỏi ông đừng sống nữa, ông hãy lên thiên quốc của ông mà đăng đàn bái tướng.
Triệu Giáp và Giáp Con chui ra khỏi lều. Đi trước là Triệu Giáp tay cầm đèn lồng phết bằng giấy bồi, đi sau là Giáp Con hai tay bê một bát to màu đen. cả hai bước kiểu dẫn rượu trên đường dẫn lên đài cao, nửa đường gặp Mi Nương. Mi Nương kêu ầm lên: “Cha ơi, cha làm sao rồi!” rồi đi theo cha con Triệu Giáp. Ta nghiêng người, lánh sang một bên cho họ đi qua trước mặt. Bọn nha dịch đều nhìn ta. ta làm như không biết họ đang nhìn mình, chỉ chăm chú vào Triệu Giáp, Giáp Con và Mi Nương. Họ vốn là người trong nhà, cùng nhau gặp Tôn Bính trên đài hành hình cũng là phải lẽ, chẳng có gì sai trái. Viên đại nhân có mặt tại đây cũng không có lý do gì để ngăn cản.
Triệu Giáp giơ cao đèn lồng, ánh sáng màu vàng kim rọi trên mái tóc rối bù của Tôn Bính. Triệu Giáp dùng tay nâng cằm Tôn Bính lên để ta trông rõ mặt. Ta tưởng ông ấy đã chết, nhưng chưa. Ngực ông vẫn phập phồng dữ dội, hơi thở nặng nề thoát ra từ mũi và miệng. Xem ra sức sống của ông cực kỳ mạnh mẽ, khiến ta vừa thất vọng vừa được an ủi. Aûo giác đánh lừa ta, rằng Tôn Bính không phải một trọng phạm đang thụ hình, mà là một con bệnh gần kề cái chết vô phương cứu chữa, thế nhưng người nhà vẫn cố cứu, ra sức mà cứu… Thái độ của ta về cái chết của Tôn Bính không dứt khoát nên như thế nào.
- Đổ sâm cho ông ta!
Lúc này ta mới ngửi thấy mùi đăng đắng của loại sâm hảo hạng bay ra từ cái bát trên tay Giáp Con. Ta thật sự cảm phục sự tinh vi của Triệu Giáp trong công việc. Trong cảnh nhốn nháo sau khi hành hình, lão vẫn nhớ sắc nước sâm. Có lẽ lão đã chuẩn bị từ trước? Lão tính toán đâu ra đấy, lường trước cả những việc sẽ xảy ra.
Giáp Con nhích lên một bước, một tay bê bát, tay kia cầm thìa múc từng thìa nước sâm đổ vào miệng Tôn Bính. Khi thìa chạm môi, Tôn Bính đã vội há miệng, y hệt chó con chưa mở mắt chạm vào bú mẹ. Giáp Con run tay, nước sâm rớt ra cằm – nơi từng có bộ râu đẹp, Triệu Giáp không bằng lòng:
- Cẩn thận nào!
Nhưng Giáp Con là dân đồ tể, vai u thịt bắp, không làm bước những công việc đòi hỏi khéo chân khéo tay. Thìa thứ hai đã rớt quá nửa xuống ngực.
- Con làm sao thế? – Triệu Giáp tiếc chỗ nước sâm, chuyển đèn cho Giáp Con, nói – Để ta!
Không đợi Giáp Con chuyển bát nước sâm cho bố, Mi Nương đã bước tới giằng lấy cái bát. Nàng dịu dàng bảo bố đẻ:
- Cha ơi, cha mắc tội tày đình nên mới nông nỗi này! Cha uống một chút là dễ chịu ngay…
Ta thấy Mi Nương nước mắt chạy quanh.
Triệu Giáp giơ cao đèn lồng, Giáp Con nâng cằm Tôn Bính lên, Mi Nương múc từng thìa nhỏ nước sâm đổ vào miệng ông. Ông uống hết, không rớt ra ngoài chút nào.
Ta quên bẵng nhịêm vụ canh chừng tội phạm, tưởng như đang chứng kiến cảnh chăm sóc người ốm trong một gia đình.
Uống hết bát nước sâm, Tôn Bính khá lên rõ rệt. Tiếng thở không nặng nữa, cổ đã đỡ nổi đầu, miệng không tiếp tục thổ huyết, mặt cũng bớt sưng. Mi Nương đưa trả cái bát cho Giáp Con, tự tay cởi trói cho bố đẻ, vừa cởi vừa dỗ:
- Cha đừng sợ, con sẽ đưa cha về nhà.
Đầu ta trống rỗng, nhất thời không biết xử trí ra sao. Chỉ Triệu Giáp là tỉnh. Lão đưa đèn cho Giáp Con, đứng án ngữ trước mặt Mi Nương, cười khẩy, bảo:
- Dâu thảo của ta, hãy tỉnh mộng! Đây là trọng phạm của triều đình, tha lão là bị giết cả chín họ!
Mi Nương huơ tay trước mặt Triệu Giáp, rồi lại huơ tay trước mặt ta, quì xuống lạy, buột miệng kêu mà như ca điệu Bi của Miêu Xoang.
- Tha cho cha tui… Tui van các người, hãy tha cho cha tui…
Ta trông thấy, dưới ánh trăng lồng lộng, tất cả dân chúng phía dưới nhất loạt quì xuống, tiếng gào thì có thể pha tạp, nhưng câu chữ thì là một:
- Tha cho ông ấy… Tha cho ông ấy…
Chương 46
Nếu coi cuộc đời mỗi người là một bài văn, và những chặng đường đời là những câu văn, thì những quyết định trong đời cũng giống như những dấu câu…
Cuộc đời mỗi người bắt đầu từ một dấu chấm hỏi.
Số phận đặt ra nhiệm vụ cho con người phải giải mã dấu hỏi chấm bằng những sự lựa chọn.
Nhưng cuộc sống lại yêu cầu ở con người nhiều hơn là những sự chọn lựa…
Mỗi người phải tự tìm cho mình một cách sống riêng để cuộc đời mình kết thúc bằng một dấu chấm.
Nhưng không phải ai cũng có thể đặt cho mình một dấu chấm.
Không ai có thể viết hộ bài văn cho người khác. Mỗi người chúng ta đều đang tự viết nên bài văn về cuộc đời mình bằng những dấu câu. Dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy…, và cả những hệ quả đằng sau những dấu suy ra…
Những dấu ba chấm…như là những khoảng lặng…
Sẽ có đôi khi sự mỏi mệt khiến người ta không còn muốn viết tiếp những trang viết của đời mình. Nếu buông rơi cây bút, đơn giản là bài văn về cuộc đời bạn sẽ vĩnh viễn dang dở. Không ai muốn đọc một bài văn dang dở. Một bài văn dang dở là một bài văn vô nghĩa.
Còn bạn, bạn sẽ kết thúc bài văn của mình bằng dấu câu nào?
Dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, một dấu chấm…
Hay là… một dấu chấm than?
Theo hướng Lưu Phác ra hiệu bằng miệng, ta nhìn thấy phía khán đài trước mặt có người đám người quần áo sặc sỡ, hình dung cổ quái. Người mặt trắng môi son, người mặt đỏ tai to; người trán xanh mắt vàng, người mặt đen như trôn chảo. Ta giật mình, nhớ lại đội quân cách đây không lâu của Tôn Bính, chẳng lẽ họ tụ tập trở lại, kéo về huyện thành? Mồ hơi ướt đầm, tỉnh hẳn rượu, ta vội vàng chỉnh đốn quần áo mũ mãng, bước tới chỗ họ.
Đám người này vây quanh một cái hòm to tướng màu đỏ, ngồi trên hòm là một người đàn ông dùng màu trắng và màu vàng kim vẽ mặt tượng trưng cho một Nghĩa miêu đại trung đại dũng. Ông ta khoác chiếc áo lông mèo màu đen rộng thùng thình, đội mũ lông mèo hai tai dựng đứng, chỗ tai nhọn có hai túm lông trắng. Những người khác, người khoác áo lông mèo, người đội tấm da mèo, ai mấy lặng im, vẻ mặt nghiêm túc, như sắp đăng đàn biểu diễn. Mặt hòm để rất nhiều đao thương kiếm kích,
Ngù đỏ rực rỡ, liếc qua cũng biết đó là đồ nghề của gánh hát. Thì ra đây là gánh hát Miêu Xoang của vùng Đông Bắc Cao Mật! Chẳng lẽ họ đến đây biểu diễn? Dân vùng Đông Bắc Cao Mật vốn cứng đầu cứng cổ, ta rất thấm thía điều này. Kịch Miêu Xoang thần bí mà sâu lắng, khi biểu dĩên có thể khiến hàng vạn người phát cuồng, mất hết lí trí… Nghĩ tới đây, ta lạnh xương sống, tưởng như trước mắt gươm giáo sáng lòa, ngỡ như bên tai trống chiên dậy đất. Lưu Phác ghé tai ta nói nhỏ:
- Bẩm ông lớn, tiểu nhân có dự cảm…
- Nói.
- Đàn hương hình là cái mồi nhử, mà các đào kép vùng Đông Bắc Cao Mật là những con cá đến cắn câu.
Ta giữ vẻ điềm tĩnh, mỉm cười, bước đi chững chạc ra vẻ một quan lớn đến trước mặt họ. Lưu Phác đi theo hộ vệ.
Toàn thể gánh hát không ai nói câu gì. Nhưng nhìn mắt họ, ta biết họ có thái độ thù địch.
- Đây là tri huyện đại nhân – Lưu Phác nói – Các người có chuyện gì cứ nói.
Im lặng.
- Các người từ đâu tới? – Ta hỏi.
- Từ Đông Bắc tới – Người ngồi trên nắp hòm trả lời như hát, giọng ồm ồm.
- Đến có việc gì?
- Diễn kịch.
- Ai bảo các người đến đây diễn kịch vào lúc này?
- Miêu chủ.
- Ai là Miêu chủ của các người?
- Miêu chủ của chúng tôi là Miêu chủ.
- Ông ấy ở đâu?
Linh miêu giơ tay chỉ Tôn Bính trên đài Thăng Thiên.
- Tôn Bính là trọng phạm triều đình, bị cực hình đã ba ngày nay, làm sao có thể triệu các người đến đây biểu diễn?
- Trói trên đài cao chỉ là xác thịt, linh hồn ông đã về Đông Bắc Cao Mật từ lâu. – Linh miêu như xuất thần – Người bao giờ cũng ở bên chúng tôi.
Ta thở dài, nói:
- Bản quan rất hiểu tâm trạng các người. Tôn Bính tuy phạm tội đại nghịch vô đạo, nhưng ông ấy là ông tổ Miêu Xoang của các người. Trước lúc lâm chung diễn Miêu Xoang cho ông ấy xem là hợp tình hợp lý. Nhưng đúng vào lúc này, ở chính nơi này mà diễn là không thích hợp. Các người đều là con dân của huyện ta, xưa nay ta yêu dân như con. Vì sự sống còn của các người, ta khuyên các người hãy mau chóng rời xa nơi này trở về Đông bắc, ở đó, các người muốn diễn gì thì diễn, bản chức không can thiệp.
Nghĩa miêu lắc đầu, nói nhỏ nhưng kiên quyết:
- Không, Miêu chủ đã lệnh cho chúng tôi biểu diễn ở đây cho người xem.
- Vừa nãy người đã nói, trói trên đài chỉ là cái xác của Miêu chủ, còn linh hồn ông thì đã về Đông Bắc Cao Mật từ lâu. Các người diễn ở đây, chẳng hóa ra diễn cho cái xác xem hay sao?
- Chúng tôi nghe lệnh của Miêu chủ – Nghĩa miêu không lay chuyển.
- Các người không sợ mất đầu sao? ta chỉ về phía huyện nha, quan quân tinh nhuệ của Viên đại nhân đang đóng ở huyện; ta chỉ về phía thư viện Thông Đức – Đây là đội kỵ mã của nước Đức đang nghỉ ngơi. Ngày mai làm lễ thông xe, quan quân triều đình hoặc quân Đức đều như chuẩn bị ra trận. Các người lúc này đến trước mặt bọn Đức mà biểu diễn điệu chó điệu mèo của các người, thì có khác gì nổi loạn? Ta chỉ Tôn Bính trên Thăng Thiên đài – Chẳng lẽ các người muốn được như ông ta?
- Chúng tôi không làm chuyện gì khác, chỉ diễn trò – Nghĩa miêu bực dọc, nói – Chúng tôi không sợ gì hết, chúng tôi diễn trò thì có gì mà sợ!
- Nhân dân vùng Đông Bắc Cao Mật thích diễn trò, bản quan có biết, bản quan cũng rất thích Miêu Xoang, có thể hát được tất cả các làn điệu của Miêu Xoang. Miêu Xoang đề cao trung hiếu nhân nghĩa, giáo hóa dân chúng sống cho có lý có tình, hoàn toàn phù hợp với những điều răn dạy của bản quan. Bản quan xưa nay vẫn hết sức ủng hộ hoạt động biểu diễn của các người, bản quan hết sức khen ngợi tinh thần vì nghệ thuật của các người. Nhưng hiện nay dứt khoát không được biểu diễn, bản quan lệnh cho các người phải quay về chốn cũ, đợi sự việc qua đi, nếu các người muốn, bàn quan sẽ đích thân kèn trống cờ quạt đến Đông Bắc Cao Mật mời các người về đây biểu diễn.
- Chúng tôi phải vâng lệnh Miêu chủ – Nghĩa miêu khăng khăng không nghe lời khuyên giải.
- Ta là quan to nhất của huyện này, ta bảo không diễn là không diễn.
- Đức Vạn tuế cũng chưa bao giờ cấm dân diễn trò!
- Chẳng lẽ các ngươi chưa chưa nghe câu nói “Không sợ quan chỉ sợ quản” sao? Chẳng lẽ chưa biết câu “Chém đầu là tri phủ, ăn đủ là tri huyện sao?”
- Các ông có róc thịt chẻ xương, còn cái đầu chúng tôi vẫn cứ diễn – Nghĩa miêu giận dữ đứng dậy, bảo các đệ tử:
- Các con, mở hòm ra!
Các diễn viên Miêu đủ loại cầm lấy đao thương kiếm kích, nghiễm nhiên trở thành một đạo quân thời cổ đại. Chiếc hòm đỏ cũng được mở ra, trong hòm chất đầy những mãng bào ngọc đới, mũ mão, đồ trang sức, thanh la não bạt…
Ta sai Lưu Phác chạy về thư viện gọi đám nha dịch đang nghỉ ngơi ở đó.
- Bản quan khuyên giải hết lời là để tốt cho bọn ngươi, vậy mà bọn ngươi khăng khăng một mực, không coi bản quan ra gì – Ta chỉ vào Nghĩa miêu bảo bọn nha dịch – Bắt tên đầu sỏ này lại, còn những tên khác nện cho một trận, đuổi khỏi huyện thành!
Bọn nha dịch hò hét ầm ầm, gậy vung loang loáng nhưng là để ra oai, không đánh thật. Nghĩa miêu lập tức quì sụp, cất tiếng khóc thê thảm, rồi chuyển giọng bắt đầu hát. Khi Nghĩa miêu quì xuống, ta tưởng anh ta van xin ta, nhưng không phải, anh ta quỉ lạy Miêu chủ Tôn Bính trên đài cao. Ta tưởng anh ta cất tiếng khóc vì thương xót Tôn Bính chịu cực hình, nhưng lập tức ta hiểu rằng, đó là khúc mở đầu cho lời ca tràn ra như thác lũ:
Miêu chủ ơi… Người đầu đội kim quan mình mặc áo bào đỏ tay cầm côn thủy hỏa cưỡi sư tử trường mao, Người đánh đến nơi nao, nơi ấy Người vô địch…
Mi-ao ~ mi-ao ~
Tất cả những mèo mặt đen, mèo mặt đỏ, mèo tam thể, mèo to mèo nhỏ, mèo cái mèo đực, rất ăn ý và kịp thời đệm tiếng “Mia-o” vào lờøi ca cao vút của Nghĩa miêu, và vừa hát vừa lấy trong hòm các nhạc cụ, kể cả cây miêu hồ to tướng, mỗi người một thứ, hình thành dàn nhạc đệm, tiết tấu phân minh, đệm cho lời ca Miêu Xoang.
Gậy thứ nhất đánh sập núi Thái Hàng, san bằng Giao Châu Loan. Gậy thứ hai đánh sập Lai Châu phủ, khiếp vía loài bạch hổ. Gậy thứ ba đánh gãy cột chống trời, lộnt ùng phèo lò bát quái của Lão quân Thái thượng! Mi-ao ~ mi-ao ~
Cái lối diễn xướng của Miêu Xoang có sức hấp dẫn kỳ lạ. Bọn nha dịch đều là người bản huyện, một nửa đến từ vùng Đông Bắc Cao Mật, người nơi khác không hiểu họ si mê và gần gũi Miêu Xoang đến mức nào. Ta được Mi Nương dạy nên biết hát rất nhiều làn điệu Miêu Xoang tuy cảm động nhưng chưa bao giờ vừa nghe vừa khóc như họ. Ta cũng nhận thấy buổi biểu diễn hôm nay không bình thường, Nghĩa miêu thuộc hàng đại sư của Miêu Xoang. Giọng anh ta như tiếng chuông rè, giọng kinh điển của Miêu Xoang, mà còn rất điêu luyện trong kỹ xảo “phiên hoa”: Đưa giọng lên cao một cung bậc nữa trên cơ sở giọng đã cao hết cỡ. Trong các bậc tài danh của Miêu Xoang, chỉ có hai người hát được như thế: Thường Mậu và Tôn Bính. Sau khi Tôn Bính chuyển nghề, ngay Mi Nương cũng phải nói rằng, tuyệt kỹ về “phiên hoa” đã thất truyền. Không ngờ một anh từ đâu tới biểu diễn được. Ta cho rằng, lối diễn xướng “phiên hoa” của Nghĩa miêu hay tuyệt, có thể sánh vai với các đại nhã trong cung đình. Ta thấy các nha dịch, kể cả nhanh nhẹn tháo vát như Lưu Phác, đều như mê đi, miệng hé mở, quên hẳn mình đang ở đâu! Ta cũng biết, chỉ lát nữa là tất cả bọn họ sẽ gào tướng lên “Mi-ao ~ mi-ao”, rất có thể còn nhào lộn dưới đất, trèo thoăn thoắt trên cây, biến pháp trường sát khí đằng đằng này thành thiên đường của mèo. Ta cảm thấy bất lực, không biết nên kết thúc như thế nào? Ta còn thấy những tên nha dịch đứng gác trên đài cao đã như người mất hồn, đứng im như bụt. Ơû chỗ cửa lều, Mi Nương đã đế cho lời ca bằng tiếng khóc. Giáp Con thì càng như hóa rồ. Hắn định chạy đến chỗ gánh hát, nhưng bố hắn nắm áo giữ lại, xem ra Triệu Giáp xa quê đã lâu, trúng độc Miêu Xoang không nặng, còn giữ được đầu óc tỉnh táo, còn nhớ gánh nặng trên vai chửa làm tròn. Còn Tôn Bính, ta không nhìn rõ mặt vì vướng lớp vải xô, nhưng nghe giọng không rõ khóc hay cười của ông ta, đủ hiểu trạng thái tinh thần của ông ta như thế nào!
Nghĩa miêu vừa hát vừa múa, tà áo bay bay như hai vầng mây trắng, cái đuôi quết đất như một cây gậy bằng thịt. Anh ta cứ vừa múa vừa hát mê hoặc mọi người, như ma như quỉ hớp hồn người ta, tự nhiên nhi nhiên từng bước trèo lên sân khấu. Anh ta lên trước, các nghệ sĩ mèo lên theo, thế là một cuộc biểu diễn trời long đất lở bắt đầu!
Tất cả mọi chuyện đều dở từ con mèo. Trên sân khấu áo mèo phất phới, dưới sân khấu tiếng mèo lanh lảnh, ta bất giác nhớ lại lần đầu gặp Mi Nương. Hôm ấy, ta xuống xã bắt bạc trở về, kiệu của ta đi trên đường lát đá. Buổi chiều mùa xuân có mưa phùn, nên trời tối sớm. Hàng quán hai bên đường đã lên đèn. Nước mưa đọng trên đá lát đường, ánh lên màu trắng bạc. Phố vắng, tiếng chân phu kiệu làm rộn lên bầu không khí tĩnh mịch. Ngồi trong kiệu ta cảm thấy hơi lạnh, trong lòng vấn vương một nỗi buồn. Nghe tiếng ếch nhái kêu rất to trong đầm gần đó, khiến ta nhớ tới sóng lúa trên cánh đồng ở quê và những con nòng nọc bơi trong nước, không những buồn mà còn thương cảm. Ta những muốn bọn phu kiệu về cho nhanh, để ta pha một ấm trà, đọc mấy bài thơ cổ, chỉ tiếc nỗi không có người đẹp bên mình. Phu nhân con nhà danh giá, phẩm hạnh đaon trang, nhưng chuyện phòng the thì lạnh như băng. Ta đã thề với phu nhân, không nạp thiếp, nhưng cảnh chăn đơn gối chiếc ta không chịu đựng nổi… Giữa lúc đang phiền muộn, ta nghe có tiếng kẹt cửa, nhìn ra thấy đó là quán rượu, gian hàng tối mờ bay ra mùi thịt rượu thơm phức. Ta trông thấy một thiếu phụ mặc áo trắng đứng bên cửa, chửi rất tục, nhưng tiếng thì ròn tan. Tiếp đó, một vật đen sì bay tới đập vào kiệu. Ta nghe tiếng chửi:
- Đập chết cha con mèo ăn vụng này!
Ta trông thấy con mèo đen vọt tới dưới mái hiên đối diện, liếm mép nhìn ra phố. Phu kiệu quát:
- To gan! Mù hay sao mà dám quăng vào kiệu ông lớn?
Người thiếu phụ vội cúi chào, lời xin lỗi ngọt như mật. Qua tấm rèm, ta thấy nàng là con người đầy quyến rũ, vẻ yêu kiều bừng sáng buổi chiều hôm. Ta thấy trong lòng lâng lâng, hỏi tùy tùng:
- Quán này bán gì?
- Bẩm ông lớn, quán này nhất huyện về thịt chó, hoàng tửu. Người đàn bà này là Tôn Mi Nương, biệt danh là Tây Thi Thịt Cầy!
- Dừng kiệu – Ta nói – Ta đang đói và lạnh, vào uống bát rượu cho ấm bụng.
Lưu Phác khẽ khuyên ta:
- Bẩm, người ta bảo quí nhân không nên vào nơi bần tiện, tốt nhất là không nên vào cái quán bên đường này. Theo ý tiểu nhân, ông lớn nên mau về nhà kẻo bà lớn mong.
Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian